Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hầm cầu

Thích 152 Bình luận 0
59 đánh giá

Bài viết này dành cho người đang có nhu cầu đi thuê dịch vụ hút hầm cầu, người mới làm dịch vụ hút hầm cầu và người đang quan tâm tới cấu tạo và nguyên lý hoạt động hút hầm cầu. Tìm hiểu bài viết này, bạn sẽ biết cách hút hầm cầu hiệu quả và vì sao phảihút hầm cầu định kỳ

Hầm cầu là gì?

Hầm cầu ( hay còn gọi là bể phốt, hầm tự hoại, hầm bioga, hầm vệ sinh,...) là nơi chứa chất thải hữu cơ trong quá trình sinh hoạt thải ra. Tại đây, chất thải sẽ phân hủy, cặn bã được giữ lại, nước sẽ chảy qua ngăn lọc, ngăn lắng và thoát ra ngoài quađường ống tràn.

Hầm cầu dạng 3 ngăn

Cấu tạo của hầm cầu

Hầm cầu (bể phốt, hầm tự hoại, hầm bioga, hầm vệ sinh,...) được xây bằng gạch, bê tông hoặc cốt thép đúc sẵn toàn khối, ngoài ra hiện nay có loại hầm cầu được làm bằng nhựa rất tiện lợi và dễ lắp đặt.

Hiện nay hầm cầu được thiết kế kiểu 2 ngăn hoặc 3 ngăn tùy theo nhu cầu sử dụng để thiết kế cho phù hợp.

Nguyên lý hoạt động của hầm cầu

Giữa ngăn chứa, ngắn lọc và ngăn lắng được thông với nhau nhờ ống nối. Chất thải được đẩy từ bồn cầu xuống ngăn chứa nhờ tác dụng dòng chảy của nước. Tại đây, chất thải được phân hủy, sau khi phân hủy cặn bã được giữ lại, nước chảy qua ngăn lọc, ngănlắng và theo đường ống thoát cho ra hố ga.

Dưới đây là nguyên nguyên lý hoạt động của các ngăn:

Nguyên lý hoạt động của hầm cầu 3 ngăn
  • Ngăn chứa: Là nơi chứa chất thải trong quá trình sinh hoạt thải ra, tại đây chất thải được phân hủy, sau đó phần chất thải đã phân hủy chảy qua ngăn lọc.
  • Ống thoát từ hầm cầu xuống ngăn chứa
  • Ngăn lọc: Có tác dụng lọc chất thải lơ lửng và phân hủy chất thải còn sót lại, phần nước chảy qua ngăn lắng bằng ống thoát tràn.
  • Ống thoát ngăn chứa qua ngăn lọc
  • Ngăn lắng: Có tác dụng lọc chất thải còn sót lại trong nước một lần nửa và giữ cặn bã, nước được chảy ra ngoài qua đường ống thoát tràn.
  • Ống thoát ngăn lọc qua ngăn lắng

Vì sao phải hút hầm cầu?

Sau một thời gian sử dụng chất thải trong hầm chứa quá nhiều gây nên tình trạng tắc nghẹt không thể tiếp tục sử dụng được. Lúc này, cần phải hút hầm cầu để giải phóng thể tích chứa cũng như tăng khả năng hoạt động của vi khuẩn có trong hầm.

Hi vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu thêm về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hầm cầu, từ đó giúp biết cách sử dụng và tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nếu các bạn có ý kiến đóng góp hãy bình luận dưới bài viết để mình cùng tìm hiểu.Thấy bài viết bổ ích hãy like, share ủng hộ mình nhé.

Bình luận