Những điều cần lưu ý khi xây hầm tự hoại
Hầm tự hoại (bể phốt, hầm cầu...) là một bộ phận không thể thiếu trong mọi công trình, đặc biệt là công trình nhà ở. Khi xây dựng hầm tự hoại cũng có các lưu ý cần thiết để tránh những rủi ro và thuận tiện cho việc sửa chữa hay hút hầm sau này. Mời cácbạn cùng với Vietdy® tìm hiểu những lưu ý này nhé.
1. Chất liệu xây hầm
Hầm tự hoại xây bằng gạch
Đối với hầm tự hoại xây bằng gạch thì cần chú ý một số vấn đề sau:
- Xây bằng tường đôi (220m) hoặc dày hơn.
- Gạch đặc và vữa xi măng phải đúng chuẩn mác 75.
- Mặt trong và ngoài đều cần được trát vữa dày 20mm và miết xi măng nguyên chất nhằm chống thấm.
- Đáy hầm được làm bằng bê tông cốt thép đổ liền khối với dầm bao quanh chân tường, chiều cao tối thiểu 100mm để chống thấm.
Chú ý: Sau khi xây dựng xong hầm tự hoại, hãy lấp đất theo từng lớp mỏng để hạn chế tạo áp lực lên thành hầm. Ngoài ra, hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ đáy hầm khi xây xong, tránh để tồn đọng rác thải cũng như gạch vụn, vữa thừa gây nhanh chóngđầy hầm khi đưa vào sử dụng.
Hầm tự hoại bằng bê tông đúc sẵn
Hầm tự hoại bằng bê tông đúc sẵn ngày càng phổ biến và có tính ứng dụng cao, đối với loại hầm này cần có một số lưu ý:
- Tại các vị trí nắp bể và các ống dẫn nước phải có gioăng cao su chịu nước hoặc chất dẻo.
- Các đường ống dẫn trong hầm nên đặt so le nhau để tránh hiện tượng chảy tắt.
- Đường ống dẫn nước thải vào ngăn chứa nên đặt nằm ngang với độ dốc ~ 2%, chiều dài không quá 12m nhằm mục đích dòng chảy được lưu thông thuận lợi.
2. Cần đánh dấu vị trí hầm khi xây
Đối với những căn nhà cho thuê, nhà dự án thì đánh dấu vị trí nắp hầm tại ngăn lọc là việc làm cần thiết. Việc làm này giúp những người đến sau biết chính xác vị trí hầm nhằm tiết kiệm thời gian tìm kiếm khi cần sửa chữa hay hút hầm cầu khi hầm đầy.
3. Dung tích hầm tự hoại
Dựa vào số lượng người dùng và ước lượng lượng nước thải sử dụng trong một ngày để xây hầm có thể thích chứa phù hợp. Mục đích nhằm để tránh trường hợp đầy hầm chứa thường xuyên, ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sản xuất.
- Đối với hầm chứa 3 ngăn: Ngăn chứa có dung tích tối thiểu 1/2 dung tích hầm; 2 ngăn lắng, mỗi ngăn chiếm 1/4 dung tích hầm.
- Đối với hầm chứa 2 ngăn: Ngăn chứa chiếm tối thiểu 2/3 dung tích hầm, ngăn lắng chiếm 1/3 dung tích hầm.
- Nếu lưu lượng nước thải lớn hơn khoảng 10m3/ ngày thì nên xây hầm tự hoại 3 ngăn.
4. Lắp đặt đường ống cho hầm tự hoại
Ống bể phốt đóng một vai trò rất quan trọng trong việc vận hành ổn định của công trình tự hoại. Lắp đặt đúng tiêu chuẩn sẽ giúp cho chất thải di chuyển, lưu trữ và được xử lý nhanh chóng, hiệu quả nhất. Một số những lưu ý cơ bản khi lắp đặt đường ốngcho hầm như:
- Đặt ống xả chất thải của hầm tự hoại càng cao càng tốt.
- Không cho đường ống thải nước sinh hoạt vào hầm chứa như: nước giặt, nước rửa chén bát... vì sẽ gây chết vi sinh vật có trong hầm.
- Nên lắp đặt đường ống từ bồn cầu tới hầm chứa có độ dốc để nước thải chảy xuống thuận lợi hơn.
- Đường đi của ống hạn chế các gấp khúc, vì càng nhiều gấp khúc khả năng tắc nghẽn càng cao.
- Nên đặt ống thông hơi cho hầm tự hoại để tránh trường hợp cháy nổ vì quá kín.
- Ống thông hơi nên để xa những vị trí có lửa và nên lắp thêm ống ngang để tránh các vật rơi xuống làm tắc đường ống.
Hi vọng qua bài viết trên các bạn sẽ biết được những lưu ý cần thiết để xây dựng hầm tự hoại đúng kỹ thuật. Nếu các bạn có ý kiến đóng góp hãy bình luận dưới bài viết để mình cùng tìm hiểu. Thấy bài viết bổ ích hãy like, share ủng hộ mình nhé.