Những sai lầm phổ biến khi vệ sinh sofa da tại nhà
Vệ sinh sofa là điều cần thiết và nên làm định kỳ để đảm bảo chúng luôn được sạch sẽ, bền đẹp theo thời gian. Tuy nhiên, nhiều người đã không thực hiện đúng nguyên tắc, làm sai cách khi vệ sinh sofa da khiến chúng bị hư hại, lớp da bọc nhanh xuống cấp,làm giảm tuổi thọ sử dụng của bộ sofa. Hãy xem ngay bài viết dưới đây để cũng tìm hiểu những sai lầm phổ biến khi vệ sinh sofa da tại nhà nhé
1. Sử dụng chất tẩy không phù hợp, chất tẩy mạnh.
Sai lầm: Chất liệu da, đặc biệt là da thật rất kiêng kị việc tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh. Nhiều người sử dụng chất tẩy rửa mạnh với mong muốn làm sạch các vết bẩn cứng đầu bám trên sofa. Điều này thật ra sẽ phản tác dụng, khi tiếpxúc với các chất này bề mặt da sẽ bị bay màu, xuất hiện các vết loang lổ, mòn da và làm giảm tuổi thọ của da.
Nên làm: Bạn nên sử dụng các dung dịch vệ sinh da chuyên dụng, các loại xà phòng nhẹ, hoặc giấm, rượu, Baking soda,...sẽ an toàn cho da hơn. Da thật cũng có nhiều loại, có xuất xứ từ nhiều nơi khác nhau, tính chất của da trên mỗi chiếc sofa cũng sẽ có điểm khác biệt. Vì vậy trước khi tiến hành làm sạch vết bẩn, bạn nên thử nghiệm trước ở 1 góc nhỏ và khuất trên sofađể xem dung dịch vệ sinh đó có phù hợp hay không. Tốt nhất nên vệ sinh ngay khi phát hiện vết bẩn dính trên sofa, tránh để lâu khiến vết bẩn khô lại, ăn sâu và bám cứng trên bề mặt da.
2. Dùng miếng vải thô ráp để lau sofa da
Sai lầm: Khi vệ sinh sofa thì cần phải dùng đến khăn để lau sạch bụi, các vết bẩn. Tuy nhiên thay vì sử dụng khăn mềm, nhiều người tận dụng quần áo, khăn cũ để lau sofa da. Nhiều tấm vải không đủ mềm mại, thậm chí còn thô ráp khi tràxát lên bề mặt sẽ tạo thành những vết xước trên da. Nhiều vết xước không thể phục hồi sẽ khiến bộ sofa trông nhem nhuốc, ảnh hưởng tới màu sắc, gây mất thẩm mỹ của cả bộ sofa.
Nên làm: Chỉ sử dụng những tấm vải bông, vải cotton mềm mại để vệ sinh sofa da. Nếu tận dụng tấm vải cũ, chỉ chọn những tấm vải có chất liệu mềm mại, không dùng mặt vải có đường chỉ thêu nổi, có cúc,.... để lau sofa.
3. Sử dụng khăn lau quá ướt, để nước đọng trên sofa lâu
Sai lầm: Sử dụng khăn lau quá ướt, không vắt kiệt nước sau mỗi lần giặt khăn sẽ ảnh hưởng xấu tới chất liệu da thật. Da thật có những lỗ chân lông nhỏ li ti, nước sẽ ngấm qua đó nếu dùng khăn ướt để lau sofa và không có biện pháp làmkhô nhanh chóng. Ghế sofa sẽ bị ẩm từ bên trong, lâu ngày dễ xuất hiện nấm mốc, mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người dùng.
Nên làm: Nên vắt khăn thật khô, chỉ cần khăn có chút độ ẩm để tiến hành làm sạch vếtbẩn dễ dàng hơn. Sau đó nhanh chóng làm khô bề mặt sofa càng nhanh càng tốt.
4. Làm khô sofa không đúng cách
Sai lầm: Dùng máy sấy ở nhiệt độ cao để làm khô sofa rất nhanh chóng nhưng điều này lại làm hại đến da bọc sofa, khiến lớp da bị co dãn hoặc bị nhăn nhúm do độ nóng cao. Phơi sofa dưới ánh nắng mặt trời cũng không phải là cách làm hay.Dưới tác động của ánh nắng, bề mặt da dễ bị bay màu, bong tróc hoặc là trở nên sần sùi và nhăn nhúm.
Nên làm: Nên tránh việc làm khô sofa da bằng cách cho chúng tiếp xúc với nguồn nhiệt độ cao. Cách làm khô nhanh và an toàn cholớp da bọc sofa là bật quạt hướng về sofa hoặc đặt sofa nơi thoáng đãng để sofa khô 1 cách tự nhiên.
5. Không bảo dưỡng sofa định kỳ
Sai lầm: Chỉ vệ sinh mà không bảo dưỡng sofa da. Vệ sinh sofa sạch sẽ thôi là chưa đủ, chúng cần được chú ý bảo dưỡng định kỳ.
Nên làm: Sử dụng sáp, dầu bảo dưỡng chuyên dụng cho sofa. Theo lời khuyên từ các chuyêngia về sofa, chúng ta nên bảo dưỡng sofa khoảng 6 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần để giữ được độ bóng đẹp, độ đàn hồi cho da và giúp da không bị khô cứng.
Hy vọng bài viết này giúp ích được cho bạn tránh được những sai lầm không đáng có khi vệ sinh sofa da tại nhà. Nếu bạn thấy bài viết hay và bổ ích hãy nhấn like và share để bạn bè và người thân cùng biết. Các bạn có thông tin đóng góp hãy để lại bìnhluận dưới bài viết này nhé.